Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine
    Tin Việt Nam
Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
"Trung Quốc sẽ ép Việt Nam, Philippines tới chỗ Mỹ không thể giúp"
Áp lực hiện nay với Trung Quốc dường như không có tác dụng răn đe khi những hành vi bắt nạt của Trung Quốc cho đến hiện nay vẫn không bị trả giá.

 



Chính sách bành trướng Biển Đông của chính quyền ông Tập Cận Bình đang đẩy khu vực vào nguy cơ bất ổn.

 

VOA ngày 14/8 bình luận, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng Washington muốn tránh "một cái bẫy đối đầu chiến lược với Trung Quốc", nhưng Bắc Kinh cuối tuần qua đã cắt xén những nỗ lực của Mỹ nhằm đóng băng các hành động khiêu khích ở Biển Đông, tiếp tục làm xói mòn các nguồn lực ngoại giao và quân sự của Mỹ trong trục chiến lược châu Á - Thái Bình Dương.

 

Theo học giả Michael Auslin từ Viện Doanh nghiệp Mỹ, nhìn vào cách mà các vùng biển ở châu Á đã thay đổi, nhìn vào những hành vi cưỡng ép ngày càng tăng của Trung Quốc đang "xâm lược biên giới" ngay hiện tại, Mỹ đã không làm bất cứ điều gì. Mỗi một lần Trung Quốc hành động lại là dịp Mỹ nhắc nhở về tầm quan trọng của trục chiến lược châu Á - Thái Bình Dương trong khi mọi người không biết phải làm gì với nó.

 

Giáo sư Hillary mann Leverett cho rằng, trong lúc Philippines và Việt Nam tìm kiếm sự giúp đỡ từ Washington thì Trung Quốc đang tìm mọi cách để ép 2 nước tới ngưỡng mà Bắc Kinh tin là sẽ làm bộc lộ sự yếu kém trong chiến lược châu Á của Mỹ, nơi Washington sẽ cho thấy rằng họ không thể giúp đỡ đồng minh và đối tác của mình.

 

Đó là một quyết định chiến lược thực sự của Trung Nam Hải dựa trên giả định rằng Hoa Kỳ không thực sự sẽ đặt đủ khả năng quân sự của mình vào Biển Đông để chống lại Trung Quốc trong vấn đề mà Mỹ không thực sự quan tâm, Leverett bình luận.

 

Tờ Turkish Weekly ngày 14/8 cho biết, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khi tham dự ARF tại Naypyidaw, Myanmar hôm 8/8 đã tập trung vào vấn đề Biển Đông và kêu gọi: Mỹ và ASEAN phải có trách nhiệm chung để đảm bảo an toàn hàng hải cho các tuyến đường biển quan trọng toàn cầu.

 

"Chúng tôi phải làm việc với nhau để quản lý căng thẳng ở Biển Đông và quản lý chúng một cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế", ông John Kerry tuyên bố. Tuy nhiên kêu gọi của ông đã bị Trung Quốc và một số nước thành viên ASEAN thân Bắc Kinh từ chối. Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc thậm chí còn mỉa mai Mỹ rằng đang phóng đại căng thẳng Biển Đông?! Bắc Kinh cho rằng Biển Đông "về cơ bản vẫn hòa bình, ổn định"?!

 


Giàn khoan, tàu quân sự, tàu bán quân sự trở thành vũ khí lợi hại để Trung Quốc tung hoành, bành trướng trên Biển Đông, bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế.

 

Bất chấp những căng thẳng leo thang trong vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, Vương Nghị cho rằng Biển Đông vẫn "ổn định" và không nghe nói có tàu thuyền nào bị cản trở khi đi qua đây. Tân Hoa Xã thậm chí còn vu cáo Mỹ "chống lưng" cho Việt Nam và Philippines chống Trung Quốc làm tăng nghi ngờ về ý định thực sự của Hoa Kỳ cho một giải pháp thân thiện khó khăn hơn để đạt được.

 

Sau cuộc họp tại ARF, ông John Kerry tiếp tục tới thăm Úc và tại đây ông tuyên bố, Mỹ sẽ tăng cường giám sát các hoạt động thực tế tại các đảo, bãi đá, rặng san hô và bãi cát ngầm trên Biển Đông. Trong khi đó Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf khẳng định, tất cả mọi thứ Washington đang làm là để giảm căng thẳng, giải quyết sự khác biệt thông qua ngoại giao chứ không phải các biện pháp cưỡng chế, gây mất ổn định giống như những gì Trung Quốc đã làm vài tháng qua.

 

Tờ The Economist ngày 15/8 bình luận, Trung Quốc đã không kiềm chế các hoạt động khiêu khích trong "vùng biển tranh chấp" khi tiến hành nạo vét trong quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), thậm chí còn công bố kế hoạch xây dựng (bất hợp pháp) 5 ngọn hải đăng ở Hoàng Sa. Tại diễn đàn ARF, Bắc Kinh tiếp tục bác bỏ kêu gọi đóng băng các hành động khiêu khích, làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông.

 

Trên thực tế ngay từ năm 2002 khi Trung Quốc và ASEAN ký kết tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) cũng đã quy định về sự cần thiết của việc đàm phám, ký kết bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) để giảm thiểu nguy cơ xung đột trên biển. 9 năm sau COC vẫn chưa đạt được trong khi Trung Quốc khẳng định rằng họ có thể xây dựng bất cứ thứ gì mình muốn ở Biển Đông nơi Bắc Kinh coi là "lãnh thổ" của mình. Kết quả đã dẫn đến sự bùng nổ các hoạt động xây dựng, cải tạo ở Biển Đông, biến các bãi đá và đảo nhỏ không người ở thành những nơi đồn trú.

 

COC vẫn đang được thảo luận và chẳng có gì cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng chấp nhận một sự ràng buộc về mặt pháp lý khi Trung Quốc đặc biệt tìm cách thay đổi hiện trạng trên thực địa.

 

Diễn đàn an ninh khu vực ARF là một cơ chế trao đổi về an ninh lâu đời và toàn diện nhất, tuy nhiên nó không bao giờ phát triển thành một tập hợp mà vẫn nhạt nhẽo. 2 cơ chế khác của ASEAN là hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng với 8 cường quốc khác gồm Mỹ và Trung Quốc, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á với 18 quốc gia hoặc thậm chí như Đối thoại Shangri-la hàng năm tại Singapore cũng chỉ là nơi tranh cãi giữa Trung Quốc với các nhà phê bình họ.

 

Đối với Mỹ, áp lực hiện nay với Trung Quốc dường như không có tác dụng răn đe khi những hành vi bắt nạt của Trung Quốc cho đến hiện nay vẫn không bị trả giá. Những kháng nghị ngoại giao với Bắc Kinh đến nay dường như đều không có hiệu lực
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)

Các bài viết cũ:
    “An ninh và thịnh vượng của Mỹ gắn kết chặt chẽ với châu Á” (14-08-2014)
    “Đường chữ U” và những toan tính của học giới Trung Quốc (12-08-2014)
    Học giả Philippines: Không có bất kỳ thỏa hiệp Việt-Trung nào ở vụ 981 (12-08-2014)
    Đằng sau việc Trung Quốc đề xuất ký kết COC với ASEAN (11-08-2014)
    'Mỹ sẽ giám sát tình hình biển Đông' (11-08-2014)
    Ấn Độ bắt tay Nhật Bản đập nát 'chuỗi ngọc trai' Trung Quốc (11-08-2014)
    Mỹ can dự Biển Đông, Trung Quốc sẽ gặp phải sức ép ngoại giao to lớn (09-08-2014)
    Myanmar phá thế nam tiến của Trung Quốc (09-08-2014)
    Trong 20 năm tới, Trung Quốc vẫn chưa dám manh động (08-08-2014)
    Mỹ sẽ ép Trung Quốc tới cùng ở Biển Đông? (06-08-2014)
    Trung Quốc ép tân Tổng thống Indonesia nhượng bộ ở Biển Đông? (06-08-2014)
    Obama: Không thể dọa suông Trung Quốc! (05-08-2014)
    "Cuộc phiêu lưu 981 của Bắc Kinh đã trở thành thảm họa với Trung Quốc" (05-08-2014)
    Tổng thống Obama: Cần cứng rắn nếu không Trung Quốc sẽ lấn tới (04-08-2014)
    EU, Mỹ trừng phạt Nga: Ai bị tổn thương nhiều hơn? (31-07-2014)
    Biển Đông và lý lẽ của kẻ gây hấn (31-07-2014)
    Giao tranh ác liệt ở Gaza, Ukraine, Lybia, Iraq (28-07-2014)
    Trung Quốc đang tập trận bắn đạn thật ngay sát Việt Nam (27-07-2014)
    Xung đột Israel-Hamas: Tại sao khó đạt một lệnh ngừng bắn? (21-07-2014)
    Carl Thayer: Phải chuẩn bị cho những diễn biến tương lai (17-07-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153047008.